Chắc hẳn bạn còn đang băn khoăn về phẫu thuật tẩy nốt ruồi sau bao lâu thì lành hẳn sẹo để có thể sớm đi học tập, làm việc bình thường trở lại. Đó là điều hoàn toàn dễ hiểu trong công cuộc làm đẹp và loại bỏ các vệt đen xấu xí này. Trong bài viết này Winmed Việt Nam sẽ cung cấp những thông tin hữu ích dành cho bạn.
1. Tiểu phẫu tẩy nốt ruồi
Theo các chuyên gia thì việc tẩy nốt ruồi là một tiểu phẫu đơn giản, tuy nhiên cần phải xác định được chính xác loại nốt ruồi trước khi tiến hành loại bỏ bởi có những nốt ruồi lành tính tẩy được và nốt ruồi ác tính thì không nên tẩy. Để xác định được điều này bạn cần tiến hành kiểm tra tại những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín trong lĩnh vực da liễu.

Trước khi tiến hành tẩy nốt ruồi bác sĩ sẽ kiểm tra xem nốt ruồi của bạn có nên tẩy không, vì mặc dù trên thế giới tỉ lệ người mắc nốt ruồi u hắc tố rất nhỏ nhưng đây là loại ung thư nguy hiểm có thể di căn nhanh nên nếu như bạn không kiểm tra mà quyết định tẩy có thể di căn đến nhiều bộ phận khác nhau, trường hợp nguy cấp có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Ngoài ra những người sở hữu nốt ruồi to trên 5 mm hoặc có nhiều trên 50 cái nốt ruồi trên mặt thì không nên tẩy vì nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều.
2. Các phương pháp tẩy nốt ruồi phổ biến hiện nay
2.1. Tẩy nốt ruồi bằng tia Laser
Đây là một trong những cách tẩy nốt ruồi được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Tia Laser có khả năng loại bỏ những mô nốt ruồi, tế bào sắc tố ở lớp thượng bì giúp tiêu diệt sắc tố dưới da một cách nhanh chóng và dễ dàng.


2.1. Tẩy nốt ruồi bằng cách đốt điện
Cách làm này ít người sử dụng hơn nhưng cũng mang tới hiệu quả như mong muốn. Chỉ sau vài lần điều trị, dòng điện sẽ phá hủy mô nốt ruồi, tuy nhiên nếu không cẩn thận nó có thể làm tổn thương làn da xung quanh.
2.3. Dùng hóa chất chấm lên nốt ruồi
Với những nốt ruồi lành tính, nhỏ, nông thì bạn có thể áp dụng phương pháp này. Song, nhược điểm của việc dùng hóa chất chấm lên nốt ruồi đó chính là gây biến chứng sẹo lồi hoặc sẹo lõm vì hóa chất có thể gây bỏng da, ăn mòn da.
2.4. Tiểu phẫu tẩy nốt ruồi
Phương pháp tẩy nốt ruồi này phù hợp với những nốt ruồi lớn, nổi gồ lên da có màu sắc đậm hoặc ăn sâu dưới da. Trước khi thực hiện tiểu phẫu nốt ruồi, Bác sĩ sẽ xét nghiệm xem nốt ruồi là lành tính hay ác tính, từ đó, quyết định đến độ sâu của vết rạch.
2.5. Tẩy nốt ruồi bằng mẹo dân gian
Ngoài những cách tẩy nốt ruồi trên, bạn có thể tham khảo các cách tẩy nốt ruồi tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên như tỏi, mật ong, dầu thầu dầu, nước ép hành tây…
Mặc dù là mẹo dân gian được truyền miệng từ đời này sang đời khác nhưng chưa có kết luận khoa học nào đảm bảo hiệu quả và mức độ an toàn.
3. Tẩy nốt ruồi sau bao lâu thì bong vảy, hết thâm sẹo?
Dù là phương pháp tẩy nốt ruồi là gì thì hầu hết mọi người đều băn khoăn không biết tẩy nốt ruồi bao lâu thì bong vảy, hết thâm. Bởi những vết thâm sẹo còn gây mất thẩm mỹ hơn nhiều so với các nốt ruồi vốn có.


Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu tẩy nốt ruồi bao lâu thì bong còn tùy thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể:
3.1. Tình trạng nốt ruồi
Tẩy nốt ruồi sau bao lâu thì bong vẩy phụ thuộc rất lớn vào tình trạng của mỗi người. Với những nốt ruồi nhỏ, nhạt màu thì sau 3-7 ngày tẩy nốt ruồi vết thương sẽ có dấu hiệu lành lại. Thông thường, 3 ngày vết thương đóng vảy, sau đó tự khô và bong ra.
Với những nốt ruồi to, đậm màu thì tẩy nốt ruồi bao lâu bong vẩy chắc chắn sẽ lâu hơn. Cũng bởi, thời gian tẩy nốt ruồi lâu hơn, diện tích xâm lấn lớn hơn. Những điều này dẫn tới vết thương sau khi tẩy nốt ruồi cũng sẽ lâu lành hơn so với nốt ruồi nhỏ.
3.2. Phương pháp tẩy nốt ruồi
Một yếu tố quan trọng nữa ảnh hưởng đến tẩy nốt ruồi bao lâu mới lành đó chính là phương pháp bạn lựa chọn.
Phương pháp tẩy nốt ruồi bằng công nghệ Laser được đánh giá cao về hiệu quả mang lại cũng như rút ngắn thời gian lành thương. Đặc biệt, khả năng tái phát thấp, thậm chí là không có nếu bệnh nhân thực hiện theo hướng dẫn của Bác sĩ sau chỉ định.
Còn với một số phương pháp khác như đốt, chấm thuốc, mẹo dân gian thì chắc chắn thời gian lành thương sẽ lâu hơn.
Do đó, tẩy nốt ruồi bao nhiêu ngày thì bong bị ảnh hưởng không nhỏ bởi phương pháp mà bạn lựa chọn. Trong đó, phương pháp chấm thuốc tẩy nốt ruồi được sử dụng phổ biến nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro gây nhiễm trùng vết thương.
3.3. Chăm sóc da sau tẩy nốt ruồi
Ngoài những yếu tố trên, tẩy nốt ruồi bao lâu thì hết sẹo còn tùy thuộc vào cách chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi. Nếu bạn chăm sóc đúng cách thì sẽ rút ngắn thời gian lành thương, tránh để lại sẹo thâm. Ngược lại, nếu bạn chăm sóc không cẩn thận sẽ dễ bị nhiễm trùng, dễ để lại sẹo.
4. 5 bước để chăm sóc da sau khi đã tẩy nốt ruồi
Bước 1: Làm sạch vết thương của bạn hai lần mỗi ngày với dung dịch hydro peroxide pha loãng hoặc xà phòng hay nước chống khuẩn. Nếu bác sĩ có chỉ dẫn chăm sóc vết thương của bạn theo cách riêng của họ, hãy làm theo hướng dẫn và tránh để vết thương bị ướt.
Bước 2: Áp dụng thoa một loại thuốc mỡ kháng sinh vào nốt ruồi sau khi làm sạch. Sau đó, che đậy nốt ruồi lại bằng băng vô trùng.
Bước 3: Uống thuốc giảm đau như ibuprofen nếu bạn thấy cần thiết. Thông thường, sau khi tẩy nốt ruồi bằng nhiều phương pháp khác nhau có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn tùy thuộc vào biện pháp tẩy nốt ruồi bạn áp dụng.
Bước 4: Tuyệt đối tránh gãi hoặc chà xát vết thương của bạn trong thời gian chờ đợi nốt ruồi phục hồi. Khi vết thương lành, chúng có thể bị ngứa. Thoa kem dưỡng ẩm khu vực này để giúp giảm ngứa.
Bước 5: Sau khi tẩy nốt ruồi bằng laser, bạn nên cố gắng kiêng đồ tanh như thịt bò, rau muống và đồ nếp. Ngoài ra, nên kiêng trứng, tôm, cho đến khi khoảng 3 tháng, tránh để lại sẹo.